Kế hoạch nâng cao chất lượng dạy Tiếng Anh trong nhà trường Năm học 2014-2015


PHÒNG GD&ĐT ĐÔNG TRIỀU

TRƯỜNG THCS BÌNH KHÊ

   CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

          Độc lập- Tự do- Hạnh phúc         

Số: 47/KH-TrTHCS

          Bình Khê, ngày 4 tháng 10 năm 2014

 

KẾ HOẠCH

Nâng cao chất lượng dạy Tiếng Anh trong nhà trường

Năm học 2014-2015

                                                 

 

          Thực hiện hướng dẫn số 532/PGD&ĐT-GDTrH ngày 16/8/2014 của Phòng GD&ĐT huyện Đông Triều hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục THPT năm học 2014-2015. Công văn số 5333/BGDĐT-GDTrH" Về việc kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực môn Tiếng Anh cấp trung học từ năm học 2014-2015"

Thực hiện kế hoạch năm học 2014-2015, trường THCS Bình Khê xây dựng kế hoạch " Nâng cao chất lượng dạy Tiếng anh trong nhà trường năm học 2014-2015" cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

- Tiếp tục thực hiện công tác đổi mới kiểm tra, đánh giá, đổi mới phương pháp dạy học, tạo ra sự chuyển biến cơ bản về tổ chức hoạt động dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Giáo viên Tiếng Anh phải đạt trình độ chuẩn qui định.

- Thực hiện hiệu quả công tác bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên nói chung, giáo viên giảng dạy bộ môn Tiếng anh nói riêng, quan tâm phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán bộ môn.

- Tiếp tục thực hiện hướng dẫn về dạy học ngoại ngữ trong trường THCS để có thể   sớm chuyển sang dạy học theo chương trình mới.

- Tăng cường dạy học theo hướng ưu tiên phát triển kỹ năng nghe, hiểu và nói cho học sinh. Đảm bảo tất cả các giờ dạy nghe hiểu phải sử dụng đĩa CD để học sinh có cơ hội nghe người bản xứ nói Tiếng anh.

II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

1. Thuận lợi:

 + Đội ngũ GV:

+ Giáo viên: 03.

+ Trình độ đào tạo:

  • Trình độ đạt trên chuẩn 3/3
  • Đội ngũ GV Tiếng anh trẻ, có phẩm chất đạo đức tốt, thực hiện nghiêm chính sách của Đảng và pháp luật nhà nước.
  • Đối với công việc được giao: có tinh thần trách nhiệm cao, ý thức tự học và rèn luyện tốt, hiệu quả công việc được giao hoàn thành tốt.
  • Chương trình giảng dạy :

+ Tiếp tục thực hiện nghiêm túc văn bản chỉ đạo thực hiện theo PPCT chi tiết do SGD&ĐT biên soạn năm 2011;

+ Khung PPCT của BGD&ĐT ban hành năm học 2011-2012;

 + Công văn số 5842/BGDĐT-VP ngày 01/9/2011 của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học giáo dục phổ thông. Hướng dẫn thực hiện năm học 2014-2015 của Phòng GD&ĐT.

    * Tình hình học sinh:

+ Số lớp: 19; Tổng số học sinh 665

+ Số học sinh tham gia học môn Ngoại ngữ (Tiếng anh): 665

+ Số học sinh yêu thích học môn ngoại ngữ chiếm 45%

Các em đều có ý thức học tập bộ môn.

* Cơ sở vật chất

-  Phòng học bộ môn Tiếng anh không có, học tại phòng học thường, giáo viên chủ động chuẩn bị đầy đủ phương tiện dạy và học như máy tính, máy chiếu, tai nghe, đài có âm thanh, bàn ghế,..

   2. Khó khăn

     + Học sinh:

Nhận thức của HS về tầm quan trọng của bộ môn chưa cao. Đại bộ phận HS còn ỷ lại thụ động dựa dẫm vào thầy, cô, chỉ quen học vẹt, ít tư duy, hạn chế việc vận dụng kiến thức lý thuyết vào làm bài tập, kỹ năng nghe, nói, viết còn chậm. Chưa có tính tự lập cao  trong việc tự kiểm tra, đánh giá.

Phương pháp học tập còn nhiều hạn chế, khả năng tiếp thu kiến thức còn chậm.

Bên cạnh đó còn một bộ phận học sinh có hoàn cảnh gi đình khó khăn nên các em còn mặc cảm khi tham gia các phong trào học tập và hoạt động ngoại khóa.

 Đối tượng học sinh chủ yếu là con gia đình làm nông nghiệp nên sự quan tâm đến việc học tập của con còn hạn chế.

+ CSVC: Chưa có phòng học bộ môn Tiếng Anh

III. KẾ HOẠCH CỤ THỂ

1. Về thực hiện phân phối chương trình.

- Thực hiện nghiêm túc Phân phối chương trình bộ môn Tiếng anh toàn cấp do học do Bộ GD&ĐT ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ_BGDDT ngày 05/05/2006 và được điều chỉnh nội dung dạy học tại công văn số 5842/BGDĐT-VP ngày 01/09/2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, PPCT chi tiết môn Tiếng anh do Sở GD&ĐT Quảng Ninh biên soạn năm 2011.

2. Về đổi mới phương pháp dạy học.

- Tài liệu dạy học gồm: Sách giáo khoa, sách giáo viên, hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng, sách bài tập kèm theo sách giáo khoa THCS.

- Sử dụng hiệu quả các thiết bị dạy học như máy tính, máy chiếu, loa, đài, tai nghe, cassettes, tranh ảnh, đồ dùng trực quan… và tăng cường làm thêm đồ dùng dạy học.

- Đa dạng hóa các hoạt động trên lớp, sử dụng các tình huống giao tiếp, liên hệ thực tế gây hứng thú và hấp dẫn học sinh, tăng cường tổ chức hiệu quả các hoạt động cá nhân, theo cặp, theo nhóm trong giờ học.

3. Ứng dụng công nghệ thông tin

- Thực hiện dạy học ứng dụng CNTT, sử dụng bảng, phòng học thông minh trong dạy học

-Các giờ nghe hiểu đều có sử dụng đĩa CD.

4. Về đổi mới sinh hoạt nhóm, tổ chuyên môn

- Khắc phục việc sinh hoạt tổ/ nhóm chuyên môn mang hình thức, cần dành phần lớn thời gian cho việc rút kinh nghiệm các giờ giảng, thảo luận chuyên đề, kiến thức khó, phương pháp dạy học (PPDH) các bài khó, bài dài, ra đề kiểm tra, trao đổi tài liệu, chia sẻ kinh nghiệm…

- Tăng cường công tác quản lý chuyên môn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên. Xây dựng kế hoạch tổ chức dạy thể nghiệm các chuyên đề với những vấn đề cụ thể, thiết thực. Quan tâm tới tình hình chất lượng học sinh; kiểm tra khảo sát và tìm ra những mặt hạn chế của học sinh để có những biện pháp và phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng.

- Giáo viên có thể dùng các PPDH đã được tập huấn, hoặc các PPDH tự sáng tạo của mình miễn là giờ dạy đạt hiệu quả. Tăng cường dạy học theo hướng ưu tiên phát triển kỹ năng nghe hiểu và nói. Việc đánh giá giờ dạy cần thông qua việc quan sát thái độ học tập trên lớp của học sinh, qua kiểm tra nhanh việc hiểu bài của học sinh sau buổi dự giờ. Việc sử dụng có hiệu quả các thiết bị, đồ dùng dạy học được coi là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng các giờ dạy học bộ môn.

5.Về bài soạn

-  Thực hiện theo khung giáo án của bộ môn tiếng Anh đã quy định. Khi soạn bài, giáo viên cần xác định rõ mục tiêu của bài học, phân bố thời gian hợp lý cho từng hoạt động, áp dụng hiệu quả các trò chơi trong phần khởi động, tổ chức các hoạt động trong lớp học để đạt được mục tiêu đề ra trong bài dạy.

- Tăng cường sử dụng các phần mềm dạy học để thiết kế bài dạy sinh động, hấp dẫn, cuốn hút học sinh.

- Bài soạn dạy đọc hiểu, nghe hiểu (2 tiết) theo một tiến trình tổng thể. Khi dạy tiết 1 cần xuyên suốt cả bài, không dạy bổ ngang bài đọc, từng đoạn của bài nghe. Tiết 2 cho học sinh thực hiện các bài tập. Giáo viên có thể thiết kế thêm các bài tập và các kỹ năng khác nhau cho bài đọc hiểu, thiết kế thêm các bài nghe khác có nội dung tương tự để rèn thêm kỹ năng nghe hiểu.

-  Mỗi giáo viên đều phải thành thục trong việc thiết kế nội dung, ghi đĩa CD và làm các video clip, kỹ năng sử dụng đĩa CD trong việc dạy học và ra đề kiểm tra, đề thi cho kỹ năng nghe hiểu và luyện nói cho học sinh.

- Khi dạy kỹ năng nói, tùy thuộc vào khả năng ngôn ngữ tiếng Anh của học sinh, giáo viên có thể thiết kế bài dạy cụ thể từ dễ đến khó và dùng các phương pháp khác nhau phù hợp với đối tượng học sinh. 

6. Về bồi dưỡng học sinh giỏi

- Thành lập đội tuyển và có kế hoạch, nội dung  bồi dưỡng chi tiết, cụ thể.

- Rèn kỹ năng nghe hiểu, nói, đọc, kể chuyện cho học sinh khi bồi dưỡng học sinh giỏi

7. Về đổi mới kiểm tra, đánh giá

- Nâng cao chất lượng các bài kiểm tra thường xuyên lựa chọn câu hỏi phù hợp, gồm các bài kiểm tra hỏi đáp cho kỹ năng nói và kiểm tra viết. Bài KT định kỳ phải có các kỹ năng nghe đọc viết và kiến thức ngôn ngữ, có ít nhất 02 dạng câu hỏi/ bài tập cho mỗi kỹ năng/ phần với định hướng đánh giá năng lực của HS, mỗi bài KT có từ 30-50 câu hỏi ở cả 4 mức độ theo tỷ lệ 30% nhận biết, 40% thông hiểu,20% vận dụng, 10% vận dụng cao. Thực hiện nghiêm túc việc xây dựng ma trận đề kiểm tra cho mỗi chương và cả chương trình môn học, đảm bảo các nội dung về nhận biết, thông hiểu và vận dụng; tăng cường xây dựng ngân hàng đề của trường. Khi chấm bài kiểm tra phải có phần nhận xét, động viên sự cố gắng tiến bộ của học sinh. Tăng cường hướng dẫn học sinh tự học (self-study), tự đánh giá (self-asessment) và đánh giá lẫn nhau (peer-asessment).

- Không ra bài tập và không kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh vào những nội dung đã giảm tải. Tuy nhiên, giáo viên và học sinh vẫn có thể tham khảo các nội dung đó để có thêm sự hiểu biết. Sau các bài kiểm tra định kỳ, kiểm tra học kỳ, giáo viên phải sắp xếp thời gian để trả bài và chữa bài làm cho học sinh.

- Tập trung đổi mới kiểm tra đánh giá, đổi mới phương pháp dạy học, tạo ra sự chuyển biến cơ bản về tổ chức hoạt động dạy và học bộ môn tiếng Anh.

- Giáo viên sử dụng phần mềm Goldwave hoặc các phần mềm khác nhau để thiết kế đề kiểm tra, đề thi có phần nghe hiểu bằng đĩa CD. Đảm bảo các bài kiểm tra từ 1 tiết trở lên phải có phần nghe hiểu bằng đĩa CD. Các đề kiểm tra cần kết hợp kiểm tra trắc nghiệm và tự luận.  

- Dành toàn bộ thời gian của các bài kiểm tra miệng để kiểm tra kỹ năng nói. Có thể kiểm tra đầu giờ hoặc trong tiết học.

- Việc đánh giá kết quả học tập cần được thông qua 4 kĩ năng: nghe, nói, đọc và viết, ưu tiên kỹ năng nghe, nói. Nội dung các bài kiểm tra cần gắn liền với mục tiêu của các bài học tại thời điểm kiểm tra. Việc kiểm tra, đánh giá bằng nhiều hình thức khác nhau; các hoạt động thực hành nghe nói và luyện tập bài học trên lớp. Cấu trúc của các bài kiểm tra viết 1 tiết và cuối học kỳ gồm các phần sau:

       + Nghe (Listening): 25%.

       + Ngữ âm (Phonetics): 10%

       + Kiến thức ngôn ngữ (Language focus): 20%.

       +  Đọc (Reading): 25%.

       +  Viết (Writing): 20%.

8. Về tổ chức hoạt động ngoại khóa

 Tổ chức cuộc thi đố vui, hùng biện tiếng Anh cấp trường vào tháng 11/2014 và tiến tới hội thi các cấp.

- Rèn luyện cho học sinh có thói quen tư duy phản biện (critical thinking); khuyến khích, động viên học sinh tư duy bằng tiếng Anh, tích cực giao tiếp với nhau, với giáo viên, với người nước ngoài bằng tiếng Anh.

- Tăng cường tổ chức các hoạt động giao lưu tiếng Anh giữa các lớp, các trường trong cụm (trong huyện) nhằm thúc đẩy học sinh hứng thú học tập, rèn luyện kỹ năng sử dụng ngôn ngữ, đồng thời bổ sung sự hiểu biết giá trị văn hóa các nước trên thế giới.

- Tổ chức có hiệu quả cuộc thi Olympic Tiếng Anh trên Internet, ngày hội sử dụng tiếng Anh theo hướng phát huy sự chủ động và sáng tạo của học sinh.

IV. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

1. Nhà trường:

- Thực hiện nghiêm túc nội dung công văn số 532/ PGD&ĐT Đông Triều "V/v Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 2014-2015".

- Chuẩn bị đầy đủ về tư liệu, tài liệu, SGK, từ điển…

- Tăng cường trang thiết bị dạy học ứng dụng CNTT, các phần mềm giảng dạy bộ môn, phòng học chức năng được bố trí đầy đủ máy tính, máy chiếu, tai nghe có chất lượng âm thanh tốt…Trang bị cơ sở vật chất dạy học ngoại ngữ, đảm bảo tất cả các giờ dạy nghe hiểu phải sử dụng đĩa CD để HS có cơ hội nghe, nói tiếng anh.

     2. Giáo viên

- Thực hiện kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giáo viên Tiếng anh chuẩn B2 và chương trình trên chuẩn. cá nhân giáo viên phải thường xuyên tổ chức học tập, nghiên cứu, trao đổi chuyên môn với đồng nghiệp, đúc kết kinh nghiệm để nâng cao năng lực bản thân.

- Luôn phải đổi mới phương pháp giảng dạy, áp dụng nhiều biện pháp thiết thực phù hợp với đối tượng học sinh nhằm kích thích tinh thần tích cực học tập. Có biện pháp hướng dẫn học sinh biết cách tự học, tự nghiên cứu.

- Tăng cường dự giờ thăm lớp để học tập trao đổi kinh nghiệm đồng nghiệp.

- Phương pháp dạy học Áp dụng phương pháp dạy học tích cực, áp dụng CNTT, sử dụng các thiết bị, phần mềm hỗ trợ trong công tác giảng dạy bộ môn…

- Thành lập và ôn luyện đội tuyển HSG bộ môn Tiếng Anh, đội tuyển Olympic tham gia dự thi các cấp do Phòng GD&ĐT tổ chức.

- Tăng cường đổi mới kiểm tra, đánh giá: tiếp tục thực hiện thông tư 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 ban hành quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT.

- Sử dụng phần mềm Goldwave hoặc các phần mềm khác nhau để thiết kế các đề kiểm tra, đề thi có phần nghe, hiểu bằng đĩa CD, đảm bảo các bài kiểm tra từ 1 tiết trở lên phải có phần nghe hiểu bằng đĩa CD để HS nâng cao khả năng nghe hiểu người nước ngoài nói ngoại ngữ.

- Tăng cường kiểm tra kỹ năng nói đối với HS qua các bài kiểm tra miệng, giờ dạy trên lớp.

V. ĐỀ XUẤT

1. Nhà trường: bổ sung thêm nguồn tài liệu, các trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập bộ môn Tiếng anh.

2. Cấp trên (Phòng GD&ĐT):

 Mở lớp tập huấn có nội dung phong phú cho GV bộ môn Tiếng anh được học tập, trao đổi, giao lưu và mở rộng kiến thức nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ.

Đầu tư, trang bị các phương tiện hiện đại áp dụng cho công tác dạy và học bộ môn.

VI. LỊCH TRÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

 

Thời gian

Nội dung

Thực hiện

Tháng 8/2014

- Triển khai nội dung các văn bản chỉ đạo hoạt động dạy, học bộ môn tới giáo viên bộ môn.

- Phân công công tác giảng dạy bộ môn các khối lớp tới giáo viên.

- Triển khai các loại hồ sơ chuyên môn.

- Tổ chức tập huấn CNTT

- BGH, GVBM

 

 

 CM, GVBM

 

- Tổ CNTT, GVBM

Tháng 9/2014

- Triển khai nội dung các văn bản chỉ đạo hoạt động dạy, học bộ môn tới giáo viên bộ môn.

- Triển khai các loại hồ sơ chuyên môn.

- Tổ chức cho giáo viên bộ môn tham gia lớp tập huấn giảng dạy môn Tiếng anh do Phòng giáo dục tổ chức.

- Tổ chức tập huấn các phần mềm phục vụ công tác soạn, giảng.

- Triển khai các loại hồ sơ chuyên môn.

- Tổ chức cho giáo viên bộ môn tham gia lớp tập huấn giảng dạy môn Tiếng anh do Phòng giáo dục tổ chức.

- Lập đội tuyển olympic Tiếng anh, HSG bộ môn và có kế hoạch ôn luyện.

- CM, GVBM

 

 

 

 

- Tổ CNTT, GVBM

 

 

- CM, GVBM

 

- CM, GVBM

Tháng 10/2014

- Tổ chức dự giờ, thăm lớp.

- Kiểm tra hồ sơ, tiến độ thực hiện phân phối chương trình môn học, thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng và chương trình giảm tải quy định.

- Triển khai văn bản của Phòng giáo dục hướng dẫn thực hiện giảng dạy môn Tiếng anh.

- Tổ chức tập huấn các phần mềm phục vụ công tác soạn, giảng.

- Tiếp tục ôn luyện đội tuyển.

- PHT, GVBM,TCM

- PHT, TCM

 

 

- BGH

 

- Tổ CNTT, GVBM

 

- GVBM

Tháng 11/2014

- Tổ chức thao giảng cấp trường. Thực hiện Hội thi sử dụng Tiếng anh.

- Kiểm tra tiến độ thực hiện nội dung giảng dạy môn học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng.

 - Tiếp tục ôn luyện đội tuyển.

- Tập huấn, kiểm tra việc áp dụng các phần mềm vào công tác soạn, giảng.

- GVBM,TCM

- PHT, TCM

 

- GVBM

- Tổ CNTT, GVBM

 

Tháng 12/2014

- Kiểm tra, rà soát tiến độ thực hiện phân phối chương trình môn học kỳ I. Tiến độ thực hiện kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ theo quy định.

- Tiếp tục ôn luyện đội tuyển.

- Tổ chức kiểm tra học kỳ theo lịch chỉ đạo của phòng giáo dục.

- PHT, TCM

 

 

- GVBM

- BGH,TCM,GV,NV

 

Tháng

01/2015

 

 

 

 

 

 

Tháng 02/2015

 

- Tiếp tục ôn luyện đội tuyển.

- Tổ chức sơ kết học kỳ

- Tổ chức học sinh tham dự kỳ thi học sinh giỏi các môn văn hóa lớp 9

- Thực hiện chương trình kỳ II.

- Tiếp tục thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và các nhiệm vụ trọng tâm công tác giảng dạy trong học kỳ II.

- Tổ chức kiểm tra việc thực hiện tiến độ kiểm tra, hồ sơ chuyên môn.

- Tiếp tục tập huấn các phần mềm E-learning, bản đồ tư duy, GoldWave phục vụ công tác soạn, giảng bộ môn.

- GVBM

- BGH,TCM,GV,NV

- BGH, GVBM

 

- PHT, TCM

 

- BGH,TCM,GV,NV

- PHT, TCM,GV

 

- PHT, TCM- Tổ CNTT, GVBM

 

Tháng 03/2015

 

- Rà soát tiến độ thực hiện chương trình, các bài kiểm tra theo quy định.

- Tiếp tục tập huấn các phần mềm E-learning, bản đồ tư duy, GoldWave phục vụ công tác soạn, giảng bộ môn.

- Tổ chức học sinh tham dự kỳ thi học sinh giỏi.

- Tiếp tục triển khai, thực hiện các văn bản chỉ đạo của các cấp.

- PHT, TCM

 

- Tổ CNTT, GVBM

 

- BGH,GVBM

- TCM, GV

Tháng 04/2015

 

- Chỉ đạo hướng dẫn ôn tập cho học sinh chuẩn bị kiểm tra học kỳ II.

- Rà soát tiến độ thực hiện chương trình, các bài kiểm tra theo quy định.

- Giáo viên bộ môn hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm.

- BGH, TCM

 

- PHT, TCM

 

- GVBM

Tháng 05/2015

 

- Thực hiện kiểm tra học kỳ II theo lịch chỉ đạo của Phòng giáo dục.

-  Tổ chức chấm bài kiểm tra, lên điểm, báo cáo kết quả chất lượng môn học.

- BGH,TCM,GV,NV

 

- GVBM

 

 

Nơi nhận:

- PGD&ĐT: B/c

- Tổ Sinh- Hóa-NN

- GVBM: T/hiện

            NGƯỜI LẬP

 

 

 

Ngô Thị Phin

 

                                   

 

 


Chưa có lời bình nào. Bắt đầu

Các thông tin khác: