Kế hoạch Triển khai phòng trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” Năm học 2014-2015


   PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÔNG TRIỀU

                TRƯỜNG THCS BÌNH KHÊ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

  Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

             Số :46 /KH- TrTHCS

 

                   Bình Khê,  ngày 02  tháng 10  năm 2014

 

 

 

KẾ HOẠCH

Triển khai phòng trào thi đua " Xây dựng trường học thân thiện,

 học sinh tích cực" Năm học 2014-2015

 

      Năm học 2014-2015 tiếp tục triển khai Phong trào thi đua "Xây dựng THTT, HSTC". Trên cơ sở kết quả đạt được 5 năm qua và đánh giá các mặt hạn chế cần tập trung thực hiện tốt theo 5 nội dung của Phong trào thi đua, tập trung cụ thể các nội dung  sau:

       1 Những nội dung trọng tâm cần thực hiện

     - Duy trì và mở rộng bền vững mô hình các loại THTT, HSTC, chú trọng xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, tích cực của cả thày và trò, nhà trường và cộng đồng, gia đình.

     - Giáo dục văn hóa, kỹ năng sống từ thực tiễn của nhà trường, địa phương thông qua các nội dung của Phong trào phải gắn mang đậm sắc thái văn hóa của địa phương. Xây dựng THTT, HSTC với cách nhìn toàn diện, tổng thể để phát triển lâu dài, bền vững, không chạy theo thành tích, hình thức, không nóng vội, chủ quan.

     - Tích hợp nội dung THTT, HSTC vào xây dựng trường chuẩn Quốc gia, tiêu chí đánh giá trường học, chương trình giảng dạy các môn học cần tích hợp nội dung cụ thể vào từng phần bài, hướng dẫn học sinh tự học tập tích cực, tự giác, Tăng cường rèn kĩ năng sống và văn hóa học đường cho học sinh.

     - Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho Cán bộ, giáo viên, đặc biệt giáo viên chủ nhiệm các lớp, nghiệp vụ choTổng phụ trách đội, chi đội, giáo viên tư vấn học đường trong năm học theo chỉ đạo của Bộ GD&ĐT và của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT.

      - Xây dựng THTT, HSTC là giải pháp cơ bản trong quá trình chuẩn hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, là điều kiện để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống, kĩ năng thực hành xã hội, giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho CBGV,HS.

      - Tiếp tục củng cố thư viện trường học, nhằm sử dụng có hiệu quả cho công tác giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh; tăng cường kiểm tra thực tế, đánh giá hiệu quả các hoạt động: Tăng cường tuyên truyền văn hóa nhà Trần ở Đền sinh, di tích Chùa Ngọa Vân; đưa nghệ thuật truyền thống, trò chơi dân gian vào trường; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về lịch sử địa phương, về thân thế sự nghiệp các nhân vật lịch sử gắn với di tích thờ tự, công trình lưu niệm danh nhân, anh hùng liệt sĩ và các di sản văn hóa tiểu biểu ở địa phương.

     - Tiếp tục lồng ghép nội dung  "Xây dựng THTT-HSTC" vào vận động "Quyên góp quần áo, sách vở, đồ dùng học tập giúp học sinh khó khăn"; duy trì công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, tập huấn về giáo dục toàn diện cho trẻ v.v…

     - Tiếp tục lồng ghép nội dung "Xây dựng THTT-HSTC" vào các hoạt động của Đoàn, Đội cho phù hợp với đặc thù của từng khối lớp học.

            2. Các nhiệm vụ cụ thể:

     2.1 Chú trọng xây dựng môi trường thân thiện, tích cực ở trong và ngoài nhà trường

     - Duy trì xây dựng trường xanh, sạch, đẹp, an toàn theo điều kiện của nhà trường.   100 % học sinh, giáo viên là người tham gia tích cực trong việc bảo vệ và chăm sóc  tôn tạo cảnh quan môi trường nhà trường. Bảo vệ sửa sang 13 phòng học sáng đẹp, thân thiện.

      - Xây dựng môi trường văn hóa, nếp sống văn hóa, coi trọng văn hóa ứng xử, đạo đức, trách nhiệm xã hội, ý thức công dân trong học sinh. Các Thầy cô giáo là những tấm gương sáng cho học sinh noi theo trong nếp sống việc làm và tinh thần học tập, Sự phối kết hợp giữa nhà trường, gia đình, cộng đồng phải tạo được sự an toàn, thân thiện và tích cực tham gia của mỗi bên trong công việc. Tạo điều kiện tốt cho học sinh trong học tập, vui chơi tại nhà trường và địa phương.

      - Đảm bảo tạo điều kiện an toàn cho học sinh đến trường, giảm tối đa tỉ lệ học sinh bỏ học.

 Biện pháp:  Tuyên truyền hướng dẫn học sinh thực hiện pháp luật, ATGT, ANTT trường học, bảo vệ môi trường, nội qui nhà trường. Nhà trường phối kết hợp chặt chẽ với các tập thể lớp, gia đình, cha mẹ học sinh, đoàn thể địa phương cho học sinh có điều kiện môi trường sống tốt đẹp và lành mạnh.

      2.2. Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, giáo viên nhà trường là khâu then chốt trong xây dựng THTT, HSTC

      Tăng cường các biện pháp giáo dục, tích cực đổi mới phương pháp dạy học và giáo dục cho phù hợp với lứa tuổi học sinh, với hoàn cảnh sống của các em, đặc biệt là các phương pháp dạy học hiện đại, sử dụng công nghệ thông tin. Tổ chức tốt công tác bồi dưỡng thường xuyên CNTT theo kế hoạch cho giáo viên nhằm nâng cao năng lực cán bộ, giáo viên. Xây dựng chương trình tập huấn bồi dưỡng kĩ năng tổ chức chi đội, hoạt động các trò chơi dân gian, hát dân ca, giáo dục di sản, giáo dục kĩ năng sống cho TPT và các giáo viên chủ nhiệm các lớp, chi đội trưởng các lớp.

  Biện pháp: Nâng cao chất lượng các giờ dạy học của giáo viên, chú trọng đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, trong dạy học quan tâm đến các đối tượng học sinh sử dụng phương pháp giáo dục phù hợp, tích hợp liên môn trong dạy học, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, nhằm nâng chất lượng GD cho mọi đối tượng học sinh. Tổ chức bồi dưỡng CNTT cho giáo viên nhằm khai thác được nhiều kênh thông tin đưa vào chương trình giáo dục cho phù hợp. Sau mỗi tiết dạy phải rút kinh nghiệm khắc phục tồn tại cho lớp dạy sau, đặc biệt phải khắc phục hoàn toàn việc đọc chép của GV trong quá trình dạy học. Thông qua dự giờ các tổ chuyên môn đánh giá khách quan giờ dạy rút kinh nghiệm trực tiếp với GV. Xây dựng các chuyên đề   tìm được biện pháp hữu hiệu kích thích được người học.

 2.3. Phát huy tính tích cực, tự giác của người học là khâu quyết định của xây dựng THTT, HSTC

     Cần tiếp tục đẩy mạnh xây dựng phương pháp tự học tích cực, tự giác của học sinh cho phù hợp với lứa tuổi. Mỗi thầy cô giáo phải có trách nhiệm hướng dẫn cách tự học tích cực trong cả chương tình và trong từng môn học, các hoạt động trong quá trình thực hiện yêu cầu của môn học. Học sinh phải tự giác học tập tích cực và tham gia vào các hoạt động sáng tạo, hoạt động vui chơi, rèn luyện.

 Biện pháp: CBGV thực hiện đồng bộ đổi mới phương pháp dạy học trong các môn học

Đổi mới kiểm tra đánh giá, phát huy tính tích cực học tập của học sinh. Nhà trường phối hợp với cha mẹ học sinh hướng dẫn phương pháp học tập bộ môn, đôn đốc học sinh tích cực tự giác học tập ở nhà, quản lý thời gian học ở nhà của học sinh, tạo điều kiện cho học sinh mua đủ tài liệu, SKG,STK để học tập. Tạo điều kiện cho học sinh được thực hành nhiều hơn.

      2.4. Giáo dục kĩ năng sống, lối sống, giá trị sống, năng lực thực hành, sáng tạo cho học sinh cần được chú trọng. Tạo điều kiện và cơ chế để học sinh tham gia nhiều hơn trong quá trình tiếp thu kiến thức và rèn luyện kĩ năng, liên hệ với thực tiễn xã hội.

      - Tuyên truyền giáo dục thường xuyên nội qui đối với giáo viên và đối với học sinh giáo dục văn hóa học đường, đặc biệt là văn hóa ứng xử, giao tiếp của giáo viên và học sinh, nhà trường không còn GV, học sinh nói túc, chửi bậy, nói nóng trong giao tiếp, các tổ chuyên môn và các lớp xây dựng chỉ tiêu  thi đua.  Tổ chức giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong mọi hoàn cảnh nếu có thể gặp, thông qua các buổi chào cờ, giờ sinh hoạt các lớp. Trong chiến lược xây dựng nhà trường phải có nội dung xây dựng  văn hóa học đường.

      Biện pháp: Tổ chức các ngày hoạt động cao điểm 20/11, 22/12, 26/3,19/5 trong năm  đảm bảo nội dung hình thức phong phú. Nhà trường tổ chức  các hoạt động văn hóa TDTT, vui chơi tập thể lành mạnh, các trò chơi dân gian, hát bài hát truyền thống, tạo cho các hoạt động giáo dục học sinh phải được chủ động, tự nguyện tham gia. Phối hợp với các tổ chức địa phương để có cơ hội huy động các nguồn lực xã hội hỗ trợ các hoạt động rèn luyện học sinh, nội dung sinh hoạt văn hóa dân gian, truyền thống địa phương.

       - xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên cốt cán bộ môn, nhằm hỗ trợ trong dạy học cho các GV, tăng cường dạy học tích hợp các tình huống vào thực tiễn  nhằm giáo dục kĩ năng thực hành, kĩ năng sống cho học sinh. Mỗi cán bộ, giáo viên cần được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ tư vấn và phải là những người tư vân cho học sinh trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.

        - Tăng cường hỗ trợ trực tiếp để giúp học sinh giải quyết những vấn đề khó khăn trong học tập và cuộc sống.

       2.5. Tiếp tục chăm sóc và phát huy giá trị lịch sử văn hóa.

       - Tham mưu với Địa phương, Phòng GD&ĐT đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, chăm sóc, phát huy giá trị lịch sử văn hóa  chùa Ngọa Vân ở địa phương

       - Tiếp tục chỉ đạo nghiên cứu việc dạy học có lồng ghép tích hợp lịch sử địa phương Đông Triều.

       -Tổ chức tuyên truyền kỷ niệm 45 năm Di chúc của Chủ Tịch Hồ chí Minh, nhận bằng quốc gia đặc biệt nhà Trần Đền sinh, Đông triều lên đô thị loại IV và phân công cho CBGVNV,HS tham gia vào các công việc chăm sóc Đài tưởng niệm địa phương, chăm sóc tu tạo chùa Ngọa Vân. Dự thi hùng biện bằng Tiếng Anh về Vịnh Hạ Long. Thi tìm hiểu Hạ long. Tổ chức hội thi Văn nghệ, nghi thức đội.

 Biện pháp: Tổ chức các lớp học sinh luân phiên được tham gia lao động công ích chăm sóc dọn cỏ, vệ sinh Đài tưởng niệm, chùa Ngọa Vân. Trang bị kiến thức hiểu biết về di tích cho CBGV,HS để nhằm mục đích tuyên truyền giới thiệu những nét văn hóa truyền thống của ông cha để lại với đông đảo người dân. Tham gia nhiệt tình cùng với nhà trường thực hiện nhiệm vụ khi được điều động.   

      2.6. Kiểm tra, đánh giá và tổng kết Phong trào thi đua

       - Tiến hành tự kiểm tra đánh giá kết quả theo biểu điểm đánh giá của cấp học) .  đánh giá khách quan hiệu quả của Phong trào và xây dựng kế hoạch tiếp tục xây dựng THTT, HSTC đến 2015;

       - Tổ chức tổng kết Phong trào thi đua vào cuối năm học, chú trọng xây dựng điển hình và tiếp tục nhân rộng điển hình.

 

 

    Nơi nhận:                                                                               Hiệu trưởng

    - Phòng GD&ĐT                                                                                      ( Đã ký)

   -  Lưu VP,VT.

                          

                                             

 

                                                                                                         Ngô Thị Phin

 

 

 

 

 

 


Chưa có lời bình nào. Bắt đầu