Sách hay trong tuần "Tắt đèn".


      Kính thưa BGK, Kính thưa các thầy cô giáo, thưa các bạn học sinh thân mến!

     Đã bao giờ mỗi chúng ta tự hỏi cuộc sống của con người sẽ ra sao nếu thiếu đi những cuống sách? Có thể chúng ta vẫn sống, vẫn tồn tại nhưng cuộc sống con người sẽ đơn điệu và tối tăm biết mấy! Bởi lẽ mỗi cuốn sách là ngọn đuốc thắp lên từ trí tuyện và tâm hồn của con người, dẫn con người thoát khỏi vương quốc tối tăm của sự không hiểu biết. Sách chính là người bạn của chúng ta.

        Mình rất đồng ý với Huyền điều đó? Bản thân mình là một cô bé học trò, mình yêu những trang sách văn học gợi nhiều cảm xúc, mình đã tìm thấy những cảm xúc khi đọc cuốn tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố. Mình còn nhớ rất rõ xúc cảm của mình khi bắt gặp cuốn sách, cảm giác muốn được cầm trong tay, cảm giác muốn được sở hữu ngay lập tức. Mình đã đắm mình trong những trang sách được viết bằng 100% tài năng và trái tim của tác giả.

         Vâng trên tay em là cuốn sách Tắt đèn của nhà văn Ngô Tất Tố, do NXB văn học in , Tắt đèn  là tiểu thuyết được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1939, là tác phẩm ưu tú nhất của nhà văn Ngô Tất Tố và của chủ nghĩa hiện thực phê phán Việt Nam, Tắt đèn  của Ngô Tất Tố chỉ vẻn vẹn có hơn 100 trang được chia thành 27 chương nhưng tác phẩm đã dựng lên được một bức tranh về nông thôn Việt Nam dưới thời Pháp thuộc với những nét tập trung nhất, điển hình nhất.

         Các bạn ạ! Mình đọc cuốn truyện mình cũng biết được Người dân quê trong xác hội phong kiến nửa thực dân khổ sở nhất, tội nghiệp nhất là chạy thuế, không phải thuế muối, thuế gạo mà là thuế thân, Anh Dậu trong Tắt đèn  là anh dân cày nghèo kiết xác, đau yếu, chạy vạy đã đủ đường, nhưng vẫn không tìm đâu ra tiền thuế, anh bị trói, bị giam đến nỗi vợ anh phải đem con đi bán để nộp thuế cho anh. Nhưng khốn nạn, đứa con chỉ đáng giá một đồng bạc, chị Dậu phải bán luôn cả bầy chó để đủ tiền nộp thuế cho chống. Mà đã yên đau! Anh Dậu còn phải chịu thuế cho đứa em trai đã mất, vì theo lời bọn cường hào: "Chết cũng không trốn được sưu nhà nước! Là vì thằng em… mới chết tháng giêng An Nam mà sổ "thông quy" của làng là đã làm từ đầu năm Tây…" Thế là chị Dậu phải lo chạy, Nhưng bọn cường hào, lính phu cứ giở thói hành hung. Quan phụ mẫu không xét mà lại bắt giam chị chỉ vì say đắm nhất cái nhan sắc óng ả, nuột nà của chị. Một phen khiếp hãi, chị lại bán thân đi ở vú cho quan cụ để vắt sữa hầu đong, chị lại gặp phải một lão dê xồm nữa….

           Các bạn ạ! Cốt truyện của Tắt đèn rất gần với sự thật, những cảnh tượng như thế luôn luôn xảy ra ở chốn thôn quê Việt Nam thời kỳ trước cách mạng tháng Tám. Với lối văn giản dị, linh hoạt nhà văn Ngô Tất Tố đã xây dựng được những nhân vật sau lũy tre xanh thật sống động. Còn câu nào để ta rõ sự hống hách,m lạm quyền, đầu cơ cả bọn cường hào bằng câu nói chủa tên lý trưởng: " … Chúng tôi làm vua, làm việc, quanh năm đầu chày đít thớt, chỉ có những lúc hồng thủy chướng giật và những khi sưu thuế giới kỳ như thế này mới có quyền thà hồ đánh, tha hồ trói, trai làng thằng nào bướng bỉnh… đánh chết vô tội vạ"

            Bởi thế cái giá trị người nông dân thời Pháp thuộc nhiều khi thua súc vật. Ông Ngô Tất Tố đã khéo làm cho người đọc đau khổ bất bình khi chứng kiến cảnh bán vợ bán con thời ấy, đay là cảnh chị Dậu dẫn con và đem đàn cho tới nộp cho vợ chồng Nghị Quế

        Nghị Quế sai thằng nhỏ hót hết vào rá, đưa cho cái Tý. Ra giọng nhân từ, ông đại biểu của dân bảo đứa con nít khốn nạn:

- Con bé kia! Cầm lấy rá cơm ăn đi, kẻo phí của trời. Ăn bốc cũng được không phải đũa bát)

Nước mắt chảy ra như mưa, cái Tý ngần ngại nhìn rá cơm nguội, không muốn chìa tay ra đón.

Ông đại biểu cho dân hầm hầm nét mặt:

- Mày không ăn thừa cơm chó phải không?

            Bà Nghị nổi cơn tam bành:

- Mẹ mày dạy, mày thế đấy chứ, con ranh con? ở đây với bà mày cứ giữ cái thói khoảnh ấy, thì bà đánh cho từng cái cái xương. Này, bà bảo cho mà biết: mày ăn cơm chó nhà bà cũng chưa đáng đâu, con chó nhà bà còn được mấy chục, con người như mày, bà chỉ mụa một đồng đấy thôi. Đừng khoảng với bà!

         Ngô Tất Tố đã xoáy sâu vào bản chất chó má của vợ chống địa chủ Nghị Quế, cái Tý với bao nhiêu công lao sinh dưỡng của bố mẹ nó trong sáu bảy năm trời, với bao nhiêu tình nghĩa mẹ con, chị em nó, vợ chồng Nghị Quế đã lạnh lùng vô nhân tính bắc lên cân mà cân với mấy con chó con để so kè tính toán tưng xu một, thậm chí một đứa bé chưa hiểu thân phận của mình phải ăn cơm thừa của chó.

         Ghê gớm quá, thảm hại quá! Nhưng tất cả điều đó không hãm chân sự thúc thuế. Nó cay nghiệt độc ác là chừng nào:

"Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ thì ông sẽ dỡ cả nhà mày đi, chửi mắt thôi à!

       Tuy vậy đã là người, dẫu là người đàn bà nhà quê đi nữa cũng tức nước thì vỡ bờ, chị liều lĩnh "túm lấy cổi áo hắn (cai lệ) ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền hắn ngã chòng quyeof trên mặt đất, miệng vẫn lảm nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu"

         Chứng kiến cảnh này ta hồi hộp, căm tức, thương hại, nhưng sung sướng hả hê khi thấy chị Dậu với sự bùng cháy của long uất hận trước bản chất tàn ác cà cuống chết đít còn cay của tên cai lệ, với tình thương yêu chồng manmhx liệt và sự tự vệ tất  yếu chị Dâu đã vùng lên đấu tranh quyết liệt. Vậy là bên trong sâu sắc của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội thực dân phong kiến. Giá trị độc đáo của Tắt đèn chính là dây khi Ngô Tất Tố đã dám đưa ra một nhân vật phụ nữ nông thôn khỏe khoắn lành mạnh như chị Dậu. Đó là bằng chứng có giá trị mà Ngô Tất Tố đã góp được vào viện bảo tàng con người Việt Nam.

        Kính thưa BGK Kính thưa các thầy cô giáo, thưa toàn thể các bạn!

         Tắt đèn là 1 cuốn truyện dài nhưng không có 1 chi tiết nào thừa, không có chi tiết nào không có trọng lượng. Cuốn truyện chỉ tả về cảnh khổ của một người nông dân phải đóng sưu thuế, nhưng nó tiêu biểu cho hang vạn, hang triệu cảnh khổ khác của hang vạn, hang triệu nông dân khác sống trong thời kỳ Pháp thuộc.

            Đúng vậy

                 Cuốn truyện mang lại cho ta nhiều điều mới mẻ, có những lúc giáo ducjh ta long căm ghét, phẫn nộ chính quyệt thực dân phong kiến tàn bạo, có những lúc làm ta cảm động về tình cảm vợ chồng, tình mẫu tử, tình làng nghĩa xóm, có những lúc khiến ta them yêu, them tự hào về vẻ đẹp của người phụ nữ Việt nam như chị Dậu. Để rồi chúng ta càng trân quý cuộc sống yên bình ngày hôm nay mà bao lớp người đã quật khởi ngã xuống xây đắp cho quê hương đấ nước ngày càng tươi đẹp hơn.

            Các bạn ạ!

            Các đền miếu rồi sẽ sụp đổ, các tranh tượng rồi sẽ tiêu tan, nhưng những cuốn sách hay như Tắt đèn sẽ mãi tồn tại và bất tử khi cúng ta đọc sách, không chỉ bằng lý trí, bằng tình cảm mà bằng cả tâm hồn mình. Đó là thông điệp mà chúng em muốn gửi tới ngày hội đọc sách hôm nay. Chúng em xin trân trọng cảm ơn!

 


No comments yet. Be the first.

Others:
Mới nhất