Trường THCS Bình Khê tổ chức 2 chuyên đề cấp Tổ.

Thực hiện kế hoạch năm học 2015-2016 và sự chỉ đạo của BGH trường THCS Bình Khê, ngày 29/10/2015, tổ Văn - Sử - GDCD tổ chức chuyên đề cấp Tổ: "Áp dụng phương pháp dạy học bằng sơ đồ tư duy trong giảng dạy phân môn tiếng Việt Ngữ văn 9 ". Và tổ Sinh - Hóa - Địa - Ngoại ngữ tổ chức chuyên đề" Rèn kỹ năng phát âm cho học sinh lớp 6"


         Về dự chuyên đề có BGH cùng toàn thể các cán bộ, giáo viên nhà trường. Ở chuyên đề của tổ Văn - Sử - GDCD. Đ/c Phạm Thị Huệ thay mặt cho tổ báo cáo chuyên đề, đ/c Trịnh Quang Hưng dạy thực nghiệm. Qua nghe báo cáo và dự giờ tiết dạy thực nghiệm Tiết 41 "Tổng kết từ vựng", các đại biểu tham gia chuyên đề đã góp ý về những thuận lợi và khó khăn trong việc áp dụng phương pháp mới vào việc giảng dạy thực tế và đều nhận thấyBản đồ tư duy (BĐTD) còn gọi là sơ đồ tư duy, lược đồ tư duy,… là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức,… bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực. Thực hiện bản đồ tư duy và dạy học trong đó có dạy học Ngữ văn là một việc làm khả thi, thực hiện tốt sẽ phát huy được một số ưu điểm sau đây: Từ những ngôn ngữ và hình ảnh sơ đồ được sử dụng sẽ giúp HS hiểu bài sâu hơn; củng cố, nhớ lâu kiến thức, rèn luyện năng lực khái quát, tổng hợp vấn đề, …Từ những từ khóa trên các sơ đồ, biểu bảng, học sinh tự lập trong cách diễn đạt, từ đó phát huy được năng lực tiếp thu văn bản một cách chủ động, sáng tạo, khách quan, … Khắc phục được hiện tượng thụ động trong tiếp nhận với những biểu hiện như đọc chép, chiếu chép hay học sinh tự chép từ những tài liệu có sẵn một cách máy móc. Tuy vậy, trên thực tế còn khá nhiều học sinh chưa quen với cách tiếp nhận bài giảng một cách chủ động, diễn đạt lủng củng, khả năng vận dụng thực hành còn thấp. Vấn đề này cần phải khắc phục triệt để và quyết liệt, liên tục, và cần có thời gian, ... 

Toàn cảnh chuyên đề Tổ Sinh - Hóa- Địa - Ngoại ngữ.

Đ/c Phạm Thị Thúy Phượng dạy thực nghiệm.

        Ở chuyên đề của tổ Sinh-Hóa-Địa-Ngoại ngữ, đ/c Cao Ngọc Hoa thay mặt cho tổ báo cáo chuyên đề, đ/c Phạm Thị Thúy Phượng dạy thực nghiệm. Qua nghe báo cáo và dự giờ tiết dạy thực nghiệm Unit 5: Things Ido Lesson 5: C1, các đại biểu về dự nhận thấy rằng: Tiếng Anh là một môn học cần thiết đối với học sinh. Cùng với môn Tin học nó được xem là những môn học hình thành kỹ năng sống cho học sinh. Hơn nữa, nó là môn học đòi hỏi tính giao tiếp cao, nếu trong các tiết dạy, giáo viên không thể thực hiện được mục đích giao tiếp của tiết dạy mà chỉ nặng về truyền đạt ngữ pháp thì giờ dạy đó cũng chưa thể nói là thành công được. Do đó, muốn có những phương pháp dạy để phát huy tính tích cực, chủ động trong quá trình học của học sinh, mà vẫn sử dụng được nguồn sách giáo khoa là chính, kết hợp với các hoạt động giúp các em tự làm việc như quan sát, thảo luận đưa ra ý kiến của mình… thật không phải là điều dễ dàng. Trên thực tế giảng dạy ở trường  chúng ta nhận thấy khả năng đọc và phát âm học sinh chưa được tốt nên khi phát âm ra học sinh sợ sai dẫn đến ngại đọc và nói tiếng Anh. Để nâng cao  việc học tiếng Anh nói chung và phát âm tiếng Anh nói riêng  giáo viên cần phải sử dụng các phương pháp, kĩ thuật, thủ thuật  dạy học tích cực vào việc luyện phát âm để học sinh tự tin khi nói tiếng Anh

      Thông qua buổi chuyên đề, các đại biểu tham dự đều mong muốn các phương pháp dạy học này sẽ được áp dụng sâu rộng hơn, tác động tích cực đến chất lượng dạy và học của trường THCS Bình Khê.

                                                                                          Quang Hưng


No comments yet. Be the first.

Others:
Mới nhất